top of page
11062b_f0cd2b56e86443d68d21b6bc12fe055c_

Trung Tâm Thiền Tông Paramita

Trung Tâm Thiền Tông Paramita:

 

Trung Tâm Phật Giáo Thiền Tông Tây Tạng theo tuyền thống Thánh Đức Đạt Lai Lạt Ma 14

 

Trung Tâm Paramita là Trung Tâm Phật Giáo Truyền Thừa Tây Tạng nhằm mục đích hộ trì và truyền bá Giáo Pháp của Đức Phật Thích Ca Mâu Ni. Trung tâm có mở các lớp giảng dạy Phật Pháp, Các Lớp Pháp Thoại về Giai Trình Của Đạo Giác Ngộ từ nhập môn đến chuyên biệt, các buổi Tĩnh Tâm và những hoạt động khác liên quan đến Phật Giáo truyền Thừa Tây Tạng.

 

Vị giáo sư chính của trung tâm là Lama, Gheshe Samten đến từ Tu viện Gaden Jangtse và các vị Gheshe, Lama, Tu sĩ và các cư sĩ. Đức Đạt Lai Lạt Ma là vị giáo sư vĩ đại nhất của trung tâm và là vị đạo sư mà tất cả thành viên của trung tâm tôn quý.

 

Đại Sư Tây Tạng Lama, Gheshe Samten, Vị linh hướng tâm linh của trung tâm thiền định Paramita tại Toronto, Ontario, Montreal, Quebec, Pháp, Châu Âu.

 

Trung tâm Paramita cùng liên kết với Trung Tâm Phật Giáo Gajang, tại Toronto để giúp đỡ Cộng Đòng Tây Tang. Các vị Gheshe và Lama ở Gajang cùng tham dự các buổi lễ đặc biệt với trung tâm thiền Paramita.

 

Lama Samten cùng với các vị Gheshe ở Tu Viện Ganden Jangtse tại Nam Ấn Độ

 

 

Chương Trình Học Tập và Hành Trì tại Trung Tâm Thiền Tông Paramita

 

Trung Tâm Thiền Tông Paramita tâm nguyện mong muốn truyền thừa Chánh Pháp của Đức Phật Thích Ca Mâu Ni đến với tất cả mọi tín hữu không có sự phân biệt tôn giáo, nhằm mưu cầu trí tuệ của Đức Thế Tôn đến để mọi tín hữu có thể nghiên cứu, học tập và thực hành trong cuộc sống để mang lại hạnh phúc viên mãn cho bản thân gia đình và cho cộng đồng. Chương trình học từ nhập môn cho đến các phương thức hành trì thâm sâu. Tất cả các Giáo pháp giảng dạy được tiếp nối theo truyền thống tu viện Tây Tạng Ganden Jangtse, nơi Lama, Gheshe và Thầy Tenzin Gawa được học tập và hành trì.

 

Các lớp Pháp thoại và Thiền định được tổ chức ở các thành phố khác nhau trên khắp thế giới để mọi tín hữu đều có thể tiếp cận được với Giáo Pháp siêu việt của Đức Phật Thích Ca Mâu Ni. Các hành giả, thiền sinh và các học viên điều có thể đăng ký tham dự theo trình tự các lớp Phật Pháp và sau khi hoàn thành khoá học (khoảng hơn 2 năm) sẽ được nhận chứng chỉ của trung tâm.

 

Nhập Môn

 

Đến với lớp học thiền định: thiền sinh sẽ được nhận lãnh phương pháp hành trì bao gồm những kỹ thuật và kiến thức về tâm linh và tâm lý, để giúp thiền sinh tự nhận diện hạnh phúc nơi chính bản thân mình. Và xa hơn nữa, lớp thiền còn giúp thiền sinh chuẩn bị cho phần Giáo Pháp Nhập môn Lamrim còn gọi là Các Giai Trình về Đạo Giác Ngộ.

 

Chương Trình Học

 

Yếu tố đầu tiên của chương trình tu học, cũng là nền tảng và cốt lõi của toàn bộ con đường tu tập giác ngộ của Đức Phật Thích Ca Mâu Ni, được giới thiệu Lamrim. Lamrim được truyền thừa từ thời Đức Phật cho đến Lama Tsongkhapa với nguyện lực mang ánh sáng Giác Ngộ đến toàn cõi chúng sinh hữu tình.

 

Lamrim trình bày toàn bộ về con đường dẫn đến an lạc, hạnh phúc và giác ngộ tuỳ theo căn cơ của mỗi người. Bên cạnh đó, khoá học về Định từ Thiền lại giới thiệu những yếu tố triết lý sâu sắc của Triết học Phật Giáo, do đó các thiền sinh được khuyên nên tuân theo chương trình như điều kiện cần thiết cho lợi lạc của bản thân. Theo như nhiều phản hồi từ phía thiền sinh, thì việc tham gia học lớp Định từ thiền rất quan trọng để chuẩn bị cho lớp Giáo Pháp Lamrim.

 

Chương Trình Chuyên Sâu Đặc Biệt

 

Các khoá học tiếp theo của Trung Tâm Thiền Tông Paramita được gửi đến các học viên với khao khát được đào sâu hơn vào Giáo Lý Phật Giáo. Đây là những lớp đặc biệt như là những công cụ để tiếp dẫn các Phật tử và thiền sinh trên con đường hướng tới sự giác ngộ.

 

Việc tham dự và trao truyền các buổi lễ quán đảnh tạo duyên cho các Phật tử tinh tấn và thêm định lực để tiến sâu hơn trên hành trình tâm linh của chính mình. Nghi thức quán đảnh và các buổi lễ chỉ tổ chức sau khi Phật tử và thiền sinh đã lĩnh hội đủ giáo pháp và hành trì cần thiết.

 

Tĩnh Tâm

 

Các khoá tĩnh tâm là cơ duyên thiện lành nhằm giúp các Phật tử và thiền sinh có thể lĩnh hội giáo pháp, đào sâu và tích hợp thêm một số yếu tố đã hoàn tất từ các khoá học trước. Các vị Lama, Gheshe và quý Thầy thường tổ chức các khoá tu thiền từ 2 đến 5 ngày theo từng nhóm thiền sinh và Phật tử tuỳ theo khả năng và ước mong của các thiền sinh và Phật tử.

 

 

Khoá Học Lamrim: Con Đường Dẫn Tới Hạnh Phúc và Giác Ngộ

 

Chương trình học Lamrim bao gồm tất cả các môn học chính về Triết Học Phật Giáo và giải thích về làm thế nào mà chúng ta có thể bước đi trong cuộc sống một cách bình thản, hạnh phúc và đạt được sự giác ngộ thông qua việc loại trừ những quan điểm tiêu cực và sai lầm.

 

Để biết thêm chi tiết về thời khoá học và cách đăng ký, xin vui lòng nhấn ở đây.

 

Lamrim (tiếng Tây Tạng là “ Các Giai Trình Của Đạo Giác Ngộ”) bắc nguồn từ lời dạy của Đức Phật Thích Ca Mâu Ni. Vào thế kỷ thứ mười một, Vị Thánh vĩ đại của Ấn Độ Atisha, đã phát tâm bồ đề bằng việc viết lại quá trình tu tập một cách rõ ràng và cô động, từng bước giải thích toàn bộ những lời giảng dạy của Đức Phật. Sau đó, Vị Thiền sư tiên phong vĩ đại của Tây Tạng, Lama Tsongkhapa đã viết lại Giáo Pháp này một cách chi tiết hơn.

 

Ngày nay, Giáo Pháp này trở nên rất quen thuộc cho những ai tìm cầu hạnh phúc ở đời sống thế tục và hạnh phúc xuất thế của sự giác ngộ viên mãn. Giáo Pháp Lamrim đã thu hút rất nhiều các tín hữu phương Tây tìm cầu học hỏi vì sự cô động và hoàn hảo của Giáo Pháp. Quý báu hơn nữa là vì Giáo Pháp Lamrim giúp các hành giả khôn ngoan có được điều kiện thuận lợi để nghiên cứu và thiền định dù ở giữa đời với bao bận rộn về công việc và gia đình…

 

Dù không phải là Tỳ Kheo hay Tăng Ni các vị hành giả tu học theo chương trình Lamrim vẫn có thể tiếp nhận được Giáo Pháp thù thắng của Đức Phật. Vì lợi lạc to lớn này, Đức Thánh Đạt Lai Lạt Ma thứ 14 đã mời gọi các Tu sĩ và Phật tử nên theo học Lamrim, và trong khoá học này quý Thầy và quý giảng viên sẽ sử dụng tập sách Bản Chất Của Con Đường Giác Ngộ được biên soạn của Lama, Gheshe Samten từ Tu viện Ganden Jangtse theo các bảng Tây Tạng, Pháp, Anh, và Việt.

 

 

 

BẢN CHẤT CỦA CON ĐƯỜNG GIÁC NGỘ

 

  1. GIỚI THIỆU CÁC GIAI ĐOẠN CỦA CON ĐƯỜNG GIÁC NGỘ

 

  1. Sự tinh thông của soạn giả để thiết lập nguồn gốc cao quý của giáo huấn

  2. Giá trị cao quý của Phật Pháp để phát triển niềm tin vào phương pháp hành trì

  3. Phương cách lắng nghe và lý giải về Giáo Pháp của Đức Phật

 

  1. PHẦN THỰC HÀNH VỀ CÁC GIAI ĐOẠN CỦA CON ĐƯỜNG GIÁC NGỘ

 

  1. Sáu bước đầu tiền để chuẩn bị thực hành thiền định và hướng dẫn tâm linh.

  2. Cuộc sống quý giá của con người: một cơ hội phi thường.

 

  • Các giai đoạn tu tập dành cho hành giả có khả năng thấp:

  1. Sự vô thường của tất cả các hiện tượng hữu vi, và nhân sinh quý giá.

  2. Quy y Tam bảo: cửa ngõ thoát khổ.

  3. Nghiệp: luật nhân quả chi phối mọi hành động, lời nói và tâm tư (thân, khẩu, ý).

 

  • Các giai đoạn tu tập dành cho hành giả có khả năng trung bình:

  1. Tứ Thánh Đế: Khổ Đế - Tập Đế - Diệt Đế - Đạo Đế

  2. Mười Hai Duyên Khởi - vận hành bánh xe luân hồi (bằng việc hành trì đảo ngược quá trình này, hành giả có thể giải phóng mình khỏi vòng quay luân hồi)

 

  • Các giai đoạn tu tập dành cho hành giả có khả năng thượng thừa:

  1. Lợi lạc của Bồ Đề Tâm (Tâm của Sự Giác Ngộ), lòng vị tha là nguồn gốc của mọi hạnh phúc thế gian.

  2. Phương pháp Bảy nguyên nhân và kết quả để phát triển tình yêu thương phổ quát, tâm “ đại từ bi” và tâm Bồ Đề.

  3. Bảy điểm rèn luyện tâm trí của Geshe Tchekawa cho phép hành giả giải phóng bản thân khỏi bản ngã.

  4. Thực hành bốn Ba la mật đầu tiên: bố thí, trì giới, nhẫn nhục và tinh tấn.

  5. Thực hành Ba la mật thứ năm: thiền định.

  6. Chín giai đoạn thiền định, thành tựu định lực.

  7. a) Thực hành Ba la mật thứ sáu: trí tuệ về tánh không

b) Mật Thừa: Kim Cương Thừa.

 

 

Triết Học Phật Giáo Tây Tạng

Small Title

This is a Paragraph. Click on "Edit Text" or double click on the text box to start editing the content and make sure to add any relevant details or information that you want to share with your visitors.

Small Title

This is a Paragraph. Click on "Edit Text" or double click on the text box to start editing the content and make sure to add any relevant details or information that you want to share with your visitors.

Small Title

This is a Paragraph. Click on "Edit Text" or double click on the text box to start editing the content and make sure to add any relevant details or information that you want to share with your visitors.

bottom of page